Làn sóng tẩy chay Facebook bắt đầu từ thời điểm trên, bùng phát mạnh mẽ khi mạng xã hội này tiếp tục có những điều chỉnh liên quan tới yếu tố chính trị. Như việc loại bỏ tất cả những bài đăng, bài quảng cáo có hình ảnh tam giác ngược màu đỏ viền đen trong chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump.
Những quyết định của Facebook đón nhận làn sóng chỉ trích đến từ nhiều đối tượng, trong đó có chính các nhân viên của họ, thậm chí các tổ chức khoa học công nghệ được Facebook tài trợ cũng lên tiếng phản đối.
Doanh nghiệp đoàn kết tẩy chay Facebook
Theo Washington Post, các tổ chức dân quyền như Hiệp hội Quốc gia vì Sự tiến bộ của Người da màu (NAACP) và Liên đoàn chống phỉ báng (ADL) đã thực hiện một chiến dịch tẩy chay có tên #StopHateForProfit.
Chiến dịch có mục tiêu kêu gọi các doanh nghiệp đoàn kết lại, ngừng chi tiêu quảng cáo trên Facebook để tạo áp lực tài chính buộc mạng xã hội này phải thay đổi.
Lời kêu gọi nhanh chóng nhận được sự ủng hộ từ các công ty nổi tiếng như thương hiệu thời trang dã ngoại The North Face, trang web tuyển dụng Upwork, nhà bán lẻ Patagonia và REI. Đa số các công ty xác định sẽ ngừng tất cả chiến dịch quảng cáo trên Facebook từ đầu tháng 7.
![]() |
The North Face, Upwork, nhà bán lẻ Patagonia và REI là những công ty lớn đầu tiên tham gia tẩy chay quảng cáo trên Facebook. Ảnh: Dosi-in. |
Làn sóng tẩy chay tiếp tục lan rộng ra những doanh nghiệp vừa nhỏ, nhóm khách hàng mang lại cho Facebook khoảng 8 tỷ USD mỗi năm.
"Chúng tôi tìm kiếm sự thay đổi tích cực từ Facebook, họ phải dừng việc quảng cáo cho các ngôn từ thù địch", nền tảng chiếu phim trực truyến Magnolia Pictures thông báo trên trang Twitter.
"Chúng ta cần hành động mạnh mẽ hơn để ngăn chặn sự chia rẽ đất nước đến từ các nền tảng mạng xã hội", thương hiệu kem Ben & Jerry viết trên trang Facebook chính thức.
Chiến dịch tẩy chay Facebook còn tiếp tục thu hút được sự tham gia của các công ty quảng cáo, tiếp thị.
"Có vẻ như chúng ta đã tới giai đoạn cần thay đổi, nó không còn là vấn đề của một thương hiệu nữa, mà là sự an toàn cho cả xã hội này", Stephan Loerke, CEO của Liên đoàn các nhà quảng cáo quốc tế (WFA) nói.
Facebook sẽ lựa chọn tiền hay tiếng nói chính trị?
Theo New York Times, Facebook đã nhanh chóng đưa ra thay đổi để hạn chế thiệt hại về mặt kinh tế, như ngăn chặn sự lan tỏa của những nội dung kích động bạo lực trên nền tảng này.
"Facebook tôn trọng quyết định của các doanh nghiệp, nhiệm vụ quan trọng của chúng tôi bây giờ là ngăn chặn những nội dung thù địch, tạo môi trường mạng xã hội công bằng cho cuộc bầu cử sắp tới", Carolyn Everson, Phó giám đốc marketing toàn cầu của Facebook nói.
![]() |
Nhiệm vụ quan trọng của Facebook bây giờ là ngăn chặn các nội dung thù địch, tạo môi trường công bằng cho cuộc bầu cử sắp tới. Ảnh: AP. |
Trên thực tế, các công ty tham gia chiến dịch tẩy chay Facebook đều chưa xóa tài khoản Facebook của họ. Các chuyên gia nhận định họ sẽ quay lại nền tảng này sau tháng 7, nhưng các khoản chi tiêu có thể sẽ thay đổi.
"Facebook không làm tốt công việc của họ, doanh nghiệp và các nhà quảng cáo cần sự quan tâm lớn hơn. Chúng tôi sẽ trải nghiệm những nền tảng khác như Amazon, Snap hoặc TikTok", Barry Lowenthal, giám đốc công ty truyền thông Media Kitchen chia sẻ.
Theo số liệu của trang thống kê Statista, 98,5% doanh thu của Facebook đến từ các hoạt động quảng cáo. Trong 10 năm trở lại đây, mặc dù liên tục hứng chịu chỉ trích về các chính sách khác nhau, doanh thu của Facebook chưa từng giảm.
Jason Dille, chuyên viên quảng cáo của công ty truyền thông Chemistry, cho biết rất nhiều đối tác của họ cân nhắc ngừng chi tiêu quảng cáo cho Facebook, nhưng đại dịch Covid-19 đã thay đổi hoàn toàn kế hoạch của họ.
"Dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới doanh số của các cửa hàng, Facebook là con dao 2 lưỡi, nhưng doanh nghiệp buộc phải chi tiêu nhiều hơn để tiếp cận được lượng khách hàng khổng lồ trên Internet", Dille phân tích.
Theo Zing
Hãng quần áo dã ngoại nổi tiếng The North Face là công ty mới nhất cam kết tẩy chay quảng cáo trên Facebook để phản đối cách xử lý thông tin sai lệch và phát ngôn thù địch.
" alt=""/>'Chúng tôi tẩy chay Facebook'Viện Trần Nhân Tông thuộc ĐHQG Hà Nội là một trong 5 viện nghiên cứu của ĐHQGHN được Thủ tướng Chính phủ thành lập.
Viện Trần Nhân Tông là cơ sở giáo dục đầu tiên của Việt Nam tiên phong trong đào tạo nhân lực chất lược cao về Phật học (trước mắt là bậc tiến sĩ).
Giám đốc ĐHQGHN PGS.TS Nguyễn Kim Sơn kiêm giữ chức Viện trưởng; Phó Viện trưởng là PGS.TS Lại Quốc Khánh - nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Chính trị học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.
![]() |
Công bố quyết định về nhân sự |
Theo Quyết định thành lập, Viện Trần Nhân Tông được quy định là viện nghiên cứu khoa học, đồng thời là cơ sở giáo dục đại học thành viên thuộc ĐHQGHN, tổ chức và hoạt động theo loại hình tổ chức KH&CN công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
Viện có sứ mệnh tiên phong, nòng cốt trong nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa, tư tưởng và bản sắc dân tộc, di sản tinh thần Trần Nhân Tông văn hóa đời Trần và văn hóa truyền thống nói chung; là trung tâm giao lưu, tập hợp nhà nghiên cứu về Trần Nhân Tông trên khắp thế giới để phát triển bền vững.
Viện có nhiều đặc thù, lấy đối tượng nghiên cứu là văn hóa truyền thống và điểm nhấn là lịch sử và văn hóa đời Trần, đặc biệt là nhân vật Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm. Đối tượng nghiên cứu liên ngành cần có sự đầu tư cần thiết cả về nhân lực và điều kiện để tổ chức nghiên cứu qui mô và tổ chức đào tạo.
Dự kiến tuyển sinh đào tạo tiến sĩ Phật học vào tháng 9/2017
Để Viện đi vào hoạt động có nhiều bước triển khai trong đó có quá trình xây dựng đề án, điều tra khảo sát, trao đổi về định hướng lâu dài trong nghiên cứu và đào tạo của viện, đặc biệt là kiến tạo chương trình đào tạo thí điểm tiến sĩ Phật học và các định hướng đào tạo ngắn hạn khác.
ĐHQGHN cũng chuẩn bị cho những nghiên cứu sâu về Phật học và thiền phái Trúc Lâm, đồng thời xây dựng Bộ cơ sở dữ liệu cũng như những kế hoạch nghiên cứu lâu dài.
Đặc biệt những chuẩn bị về nguồn nhân lực để triển khai các hoạt động Viện gồm đội ngũ các nhà khoa học đến từ ĐHQGHN cùng các đơn vị trong và ngoài nước, có cả những nhà tu hành được đào tạo bài bản ở nước ngoài cùng tham gia. Dự kiến khóa đào tạo tiến sĩ Phật học đầu tiên của Việt Nam sẽ tuyển sinh vào tháng 09/2017.
Đề án thí điểm đào tạo tiến sĩ Phật học sẽ được thiết kế dựa theo thông lệ đào tạo tiến sĩ Phật học trên thế giới, chú ý tới đặc điểm Phật giáo Việt Nam, Trúc Lâm và tư tưởng Trần Nhân Tông.
Các đề tài, luận án sẽ ưu tiên nghiên cứu giải quyết các vấn đề của Phật giáo Trúc Lâm, Phật giáo Việt Nam và các vấn đề Phật giáo và xã hội, con người đương đại. Tiến sĩ Phật học cũng cần có những trải nghiệm thực tế bên cạnh những nghiên cứu sâu về lí thuyết: những vấn đề đặt ra trong quản lí tôn giáo, chùa chiền, lễ hội; năng lực cần có của những người đi thuyết pháp và việc sử dụng công nghệ hiện đại trong việc thể hiện những điểm mới, tiên tiến trong đào tạo của ĐHQGHN.
![]() |
Tại hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm" diễn ra cuối tháng 11/2016, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn cho biết, Trần Nhân Tông là một danh nhân văn hóa, là nhà chính trị, là lãnh tụ tôn giáo lớn của Việt Nam và của nhân loại.
Ông thuộc số rất ít những người mà ánh hào quang của các giá trị càng tỏa xa rộng theo cùng chiều dài thời gian và bề rộng của không gian. Thiền phái Trúc Lâm do Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập (hay Phật giáo Trúc Lâm như cách nói của một số người nghiên cứu gần đây), ngày càng thể hiện rõ vị trí trụ cột quan trọng, có những vai trò đặc biệt và mang nhiều đặc trưng Việt của Phật giáo.
![]() |
Nhiều đại biểu từ giáo hội Phật giáo đã tới dự lễ ra mắt |
Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn khẳng định, hoạt động đào tạo và nghiên cứu của Viện Trần Nhân Tông góp phần rạng tỏa Minh triết Phật giáo trên tầng thứ của trí tuệ.
ĐHQGHN đã giao cho Viện quản lý và sử dụng 5 phòng làm việc với tổng diện tích khoảng 350m2. Viện sẽ được xây dựng cơ sở mới khang trang tại núi Hòa Quang, trong khu đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc.
Ngày 18/1 các báo lớn của Nhật Bản đồng loạt đưa tin về việc Chính phủ vừa thông qua chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao mới. Chính sách này cũng được báo chí nước ngoài đề cập đến và được cho là động thái mạnh mẽ góp phần thực hiện chiến lược phát triển đất nước của chính quyền Abe.
![]() |
Nhân lực chất lượng cao ở Nhật từ cuối tháng 3/2017 đang được xem xét có thể được cấp vĩnh trú chỉ sau một năm sống tại Nhật. Đây là mức thời gian được coi là ngắn nhất trên thế giới để người nước ngoài lấy vĩnh trú ở một quốc gia. Điều này được trang tin tức Yahoo Japan đề cập như là “Nhật Bản đang thực hiện bán vĩnh trú để mua nhân tài”.
Trước đây thời gian để một người nước ngoài có thể xin cấp vĩnh trú ở Nhật là 10 năm sống và làm việc tại Nhật, nhưng với chính sách này, người nước ngoài được xếp vào đối tượng “nhân lực chất lượng cao” (kodo jinzai) ở Nhật thì có thể xin cấp vĩnh trú sau chỉ 3 năm. Nhân lực chất lượng cao loại đặc biệt hơn nữa có thể xin vĩnh trú chỉ sau 1 năm.
Vậy là tương lai sẽ có nhiều người nước ngoài giỏi sang Nhật làm việc và chỉ sau 1 năm là đủ điều kiện để lấy vĩnh trú ở Nhật, sinh sống định cư ổn định lâu dài. Còn những nhân lực bình thường thì vẫn cần 10 năm để xin vĩnh trú như trước.
Tính điểm để xét nhân lực chất lượng cao
Nhân lực chất lượng cao được xét bằng hệ thống tính điểm dựa trên học vấn, tuổi tác, thu nhập, trình độ tiếng Nhật, lý lịch làm việc..., nhằm thu hút các lao động trí óc từ khắp thế giới đặc biệt là lao động ngành công nghệ thông tin và y tế, nhà đầu tư, người quản lí kinh doanh.
![]() |
Tổng điểm tính theo các mục trên từ 70 điểm trở nên thì người nước ngoài đó được công nhận là “nhân lực chất lượng cao” và có thể xin được vĩnh trú sau 3 năm làm việc ở Nhật. Nếu tổng điểm là 80 điểm trở nên thì có thể xin vĩnh trú được sau 1 năm ở Nhật.
Điều đáng chú là ngoài việc rút ngắn thời gian để có được vĩnh trú, nhân lực chất lượng cao ở Nhật đang ngày càng có nhiều ưu tiên để sinh sống dễ dàng hơn. Nếu là người lao động bình thường ở Nhật thì dù có vĩnh trú đi nữa cũng không thể bảo lãnh cho bố mẹ người đó sang Nhật sống, nhưng nhân lực chất lượng cao thì có thể.
Một người là nhân lực chất lượng cao thỏa mãn mức thu nhập nhất định, có thể bảo lãnh cho bố mẹ người đó hoặc bố mẹ chồng/ vợ sang Nhật sống cùng mình để chăm sóc mình và con nhỏ, hay bảo lãnh người giúp việc từ nước của mình sang. Khi bố mẹ người đó sang Nhật thì cũng được hưởng chế độ bảo hiểm và các phúc lợi khác ở Nhật theo chế độ của người thuộc diện nhân lực chất lượng cao đó.
Thêm nữa, nhân lực chất lượng cao cũng được ưu tiên khi vay vốn ngân hàng, khi làm visa hay xét thủ tục gì đó ở cục xuất nhập cảnh.
Có thể thấy, với động thái này, Thủ tướng Abe đang muốn biến nước Nhật thành một điểm đến dễ dàng, dễ sống và lí tưởng hơn đối với những nhân lực nước ngoài xuất sắc trên toàn thế giới.
Sau vụ Brexit – Anh ra khỏi EU, nhiều lao động nước ngoài đang đứng trước nguy cơ phải rời khỏi Anh thì Nhật lại giương cờ mời gọi.
Nếu như Singapore - điểm đến mơ ước của nhiều người nước ngoài - đang thi thành nhiều chính sách hạn chế người nhập cư, thì Nhật thực thi các chế độ phúc lợi xã hội đối với người nước ngoài giống hệt người Nhật. Ví dụ như người nước ngoài ở Nhật vẫn được nhận trợ cấp, được cho con nhỏ đi học và đi viện miễn phí…
Rào cản duy nhất của người nước ngoài để sống được ở Nhật là ngôn ngữ. Nếu biết tiếng Nhật và có khả năng làm việc bằng tiếng Nhật thì Nhật Bản thực sự là một môi trường an toàn, hiền hoà, tươi đẹp để sống, đặc biệt với người già và trẻ nhỏ.
Gần đây, Nhật Bản vừa thắt chặt cấp visa du học cho sinh viên 5 nước trong đó có Việt Nam, và cùng thời điểm đó lại dang tay chào đón nhân lực chất lượng cao đến Nhật. Có thể thấy, Chính phủ Nhật Bản đang ngày càng mở rộng hơn với người nước ngoài, và người nước ngoài chất lượng cao trong tương lai sẽ còn có nhiều ưu đãi hơn nữa để ổn định cuộc sống ở Nhật.
Nhật Bản từ lâu đã là nơi nhiều người Việt Nam muốn tới làm việc và sinh sống, tin này chắc chắn sẽ khiến nhiều bạn trẻ tài năng quan tâm tới Nhật hơn nữa.
Phi Hoa
" alt=""/>Nhân tài sẽ có cơ hội lấy vĩnh trú ở Nhật chỉ sau một năm